1. Từ quốc lộ 7 chúng tôi bắt đầu rẽ trái vào con đường trải nhựa nhỏ chạy giữa rừng cây để tìm bóng mát. Càng đi càng mát, nhiệt độ trong người và ngoài trời đều giảm rõ rệt nên ai cũng thích thú.
Dưới những tán cây rừng vi vu gió thổi, chốc chốc đoàn lữ khách lại bắt gặp một con suối nhỏ chảy ra từ núi. Dưới tán cây rừng, dòng nước chảy qua những khe đá trong nhìn thấy cả rêu dưới đáy. Nhiều đoạn lòng suối tạo thành hồ nước xanh trong in bóng núi rừng, giống với con suối Phú Quốc, nếu bạn từng ghé
du lịch Phú Quốc.
Nước mát lạnh, trong vắt, tạo cảm giác thích thú ngay khi ngâm bàn chân xuống. “Đây là địa bàn xã Yên Khê, huyện Con Cuông các cô chú ạ”, một cậu bé đang rửa rau bên suối nói như chào đón.
Sau vài phút tận hưởng cảm giác sảng khoái, mọi người lại lên đường tìm đến bản Nưa – một bản du lịch cộng đồng khá nguyên sơ với những nếp nhà sàn và những guồng nước đặc trưng của đồng bào Thái.
2. Nhưng đích đến của chúng tôi là suối nước Mọc (người Thái gọi với tên Tạ Bó, có nghĩa suối nóng lạnh). Tạ Bó là dòng suối kỳ lạ bởi nước tự ùn lên quanh năm. Chỗ đầu con suối nước ùn lên trở thành một hồ bơi tự nhiên đẹp tuyệt vời. Mùa hè nước suối mát lạnh, mùa đông lại rất ấm.
Trước khi ngâm mình vào dòng nước chúng tôi còn được nghe chị bán hàng ven suối kể nhiều câu chuyện kỳ bí về suối Tạ Bó.
Người xưa kể rằng Tạ Bó được mọc lên ở một nơi kín đáo xung quanh rừng núi như vậy bởi huyện Con Cuông có động Đào Nguyên nằm sát sông Lam. Nơi đó là cổng trời, nơi Ngọc Hoàng thường cho các tiên nữ giáng trần xuống động Đào Nguyên để đón các chàng trai tài giỏi ở trần gian. Và dòng suối Tiên với các vũng nước là nơi để các tiên nữ đến đó tắm gội, làm đẹp dung nhan…
Nhưng có lẽ không chỉ sự độc đáo, kỳ bí ấy lôi cuốn nhiều đoàn người, xe ùn ùn kéo tới nơi này. Vùng đệm của vườn quốc gia Pù Mát (thuộc huyện Con Cuông) thật sự đã trở thành nơi giải nhiệt vào mùa hè. Trong đó suối nước Mọc (Tạ Bó) là điểm đến thú vị cho du khách.
Mới vào hè, nhiều người từ thành phố Vinh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, thậm chí Hà Nội đánh cả xe chở gia đình tới đây tránh nóng.
3. Phấn khích, cả nhóm tiếp tục phi xe theo con đường uốn lượn bên bìa rừng. Rừng quốc gia Pù Mát hoang sơ, trong lành dần dần chiếm trọn tầm mắt. Càng vào sâu cảnh vật càng thâm u, vắng lặng. Thỉnh thoảng mới bắt gặp một vài chiếc xe máy của các phượt thủ chạy qua.
Cùng thuyền, cùng hội, mọi người trò chuyện rồi nhập nhóm đi tìm thác Khe Kèm – được mệnh danh là dải lụa trắng hùng vĩ của người Thái.
Thác Khe Kèm nằm ở xã Lục Dạ, Con Cuông. Đường vào thác tương đối đơn giản. Chỉ có một thủ tục nhỏ là mọi người phải dừng chân ở chốt kiểm lâm để xuất trình giấy tờ và lắng nghe vào thông báo.
Trái ngược với vẻ đẹp, sự cuốn hút của cảnh vật, dịch vụ
nha hang du lịch ở thác Khe Kèm vẫn chưa phát triển càng tạo cảm giác thư thái cho những người thích du ngoạn khám phá.
Từ điểm gửi xe đã nghe thấy tiếng nước đổ ào ào. Ai ai đều hào hứng, tò mò rồi giục giã nhau. Sau khi leo qua một quả đồi thấp với những bậc đá rêu phong, mọi người đều bất ngờ bởi những tia nước nhỏ theo cơn gió tạt vào mặt lạnh buốt.
Những hạt nước nhỏ li ti bay mù mịt khắp không gian. Cả nhóm đồng thanh hò reo sung sướng khi nhìn thấy con thác đẹp, ấn tượng hiện ra trước mắt. Một dải nước khổng lồ, trắng xóa đổ từ độ cao 40-50 m xuống tạo thành vũng lớn dưới chân thác.
Bên thác Khe Kèm cảm giác nóng bức biến mất hoàn toàn, nhiều lúc ngồi trên lán mà còn cảm thấy run run vì hơi nước mát lạnh bủa tứ phía.
Nhiều chàng trai hào hứng lao mình xuống nước hoặc leo lên những mỏm đá cạnh thác để thử cảm giác phi thân xuống thác nước như môn nhảy cầu. Cách thác không xa là những vũng nước nhỏ, nông hơn và rất phù hợp với việc bơi lội, tắm rửa. Nhiều chị em cũng không ngần ngại xuống nước vùng vẫy thỏa thích.
Sau những giờ bơi lội, tắm mát, mọi người vào căn nhà lá bên đường để dùng bữa trưa. Hầu hết du khách ở xa muốn ăn các món ẩm thực bản địa phải gọi điện đặt trước. Chúng tôi và nhiều bạn trẻ khác cẩn thận hơn khi mang theo đồ ăn, đồ uống chuẩn bị từ nhà.
4. Trời chiều ngả bóng, sau vài giờ nghỉ ngơi chúng tôi quyết định đi thêm một quãng đường nữa để vào lõi vườn quốc gia Pù Mát, nơi có dòng sông Giăng và tộc người Đan Lai kỳ bí.
Đứng bên chân đập thủy lợi Môn Sơn (xã Môn Sơn, Con Cuông), cảnh tượng hùng vĩ hiện ra trước mắt mọi người.
Một bên là những căn nhà bè nổi trên mặt sông, nơi du khách có thể thuê thuyền để ngược dòng sông Giăng. Một bên là dòng sông chảy qua con đập dài tạo nên những đám bọt nước trắng xóa, phía dưới một lòng hồ rộng mênh mông.
Xa xa hình ảnh cây cầu treo bắc qua sông, mà chỉ qua đó một đoạn là đã gần tới đường biên giới Việt – Lào…